Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
QUYẾT ĐỊNH SỐ 18 CỦA UBND TỈNH VỀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

QUYẾT ĐỊNH SỐ 18 CỦA UBND TỈNH VỀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

QUYẾT ĐỊNH SỐ 18 CỦA UBND TỈNH VỀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

ỦY BAN NHÂN DÂN                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TỈNH THANH HÓA                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2021/QĐ-UBND                                             Thanh Hóa, ngày tháng năm 2021


                                                 QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng
lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ
                                 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 26 tháng 5 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân
sách nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ
về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19;
Căn cứ Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 1126-CV/VPTU
ngày 25/8/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng
lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ
trình số 113/TTr-SLĐTBXH ngày 12 tháng 8 năm 2021.
                                               QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp
đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2021 của Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Đối tượng hỗ trợ
Người lao động (theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm) không có
giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), làm việc và cư trú hợp pháp trên
địa bàn tỉnh (không thuộc các trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội, 
2
trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp ưu đãi hàng tháng), làm một trong các công
việc sau:
a) Thu gom rác, phế liệu không có địa điểm cố định;
b) Bốc vác, vận chuyển hàng hóa;
c) Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm truyền thống và xe công nghệ),
xe xích lô chở khách;
d) Đánh giày, thợ xây, phụ hồ; giúp việc gia đình theo giờ, theo ngày không có
địa điểm cố định;
e) Bán lẻ vé số lưu động;
f) Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
g) Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong các lĩnh vực: Ăn uống,
lưu trú, du lịch; cơ sở làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ; cơ sở dịch vụ cung cấp dịch
vụ không thiết yếu.
(Chi tiết có Phụ lục I kèm theo)
Ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, trong quá trình triển
khai thực hiện nếu phát sinh các đối tượng khác cần hỗ trợ thì UBND cấp huyện
chủ động sử dụng ngân sách của địa phương để hỗ trợ cho đối tượng. Trường
hợp vượt quá khả năng thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Điều kiện hỗ trợ
Người lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được xem
xét hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Bị mất việc làm, không có thu
nhập, gặp khó khăn do ở trong các khu vực bị phong toả, cách ly hoặc phải
dừng, tạm dừng hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (UBND tỉnh, UBND cấp huyện) để phòng, chống
dịch Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày
31/12/2021.
3. Mức hỗ trợ và phương thức chi trả:
a) Mức hỗ trợ: Mỗi người chỉ được hỗ trợ một lần với mức 50.000
đồng/người/ngày căn cứ theo thời gian thực tế tạm dừng hoạt động bị mất việc
làm nhưng không quá 1.500.000 đồng/người/lần hỗ trợ.
b) Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động bằng tiền mặt hoặc
qua tài khoản ngân hàng (đối với trường hợp cá nhân có tài khoản ngân hàng).
4. Hồ sơ đề nghị
Đề nghị hỗ trợ (01 bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo
Quyết định này.
3
5. Trình tự, thủ tục thực hiện
a) Chủ tịch UBND cấp xã thành lập Hội đồng xét duyệt (sau đây gọi tắt là
Hội đồng) gồm các thành phần sau:
- Chủ tịch UBND cấp xã là Chủ tịch Hội đồng; 01 Phó Chủ tịch UBND cấp
xã là Phó Chủ tịch Hội đồng; các thành viên gồm: Công chức Văn hóa - Xã hội,
công chức Tư pháp - Hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Hội Phụ
nữ, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh, Chủ tịch Hội Nông dân, Bí thư Đoàn thanh niên, Trưởng Công an.
- Mời đại diện cấp thôn (đối với nơi có người lao động gửi đề nghị hỗ trợ):
Bí thư chi bộ, Trưởng thôn/bản/phố; Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư;
Công an viên hoặc cảnh sát khu vực.
b) Người lao động nộp trực tiếp đề nghị hỗ trợ đến Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp.
c) Trong thời hạn tối đa 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ
trợ của người lao động, UBND cấp xã thực hiện đầy đủ các công việc sau:
- Vào ngày thứ 5 hàng tuần, UBND cấp xã tổ chức tổng hợp, kiểm tra danh
sách người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều này.
- Hội đồng xét duyệt cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách
người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ. Trường hợp người lao động không đủ
điều kiện hỗ trợ, UBND cấp xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- UBND cấp xã niêm yết công khai danh sách người lao động đủ điều kiện
hỗ trợ tại nhà văn hóa thôn/bản/phố, trụ sở UBND cấp xã và thông báo tối thiểu
04 lần trên hệ thống truyền thanh cơ sở trong 02 ngày làm việc, đồng thời đăng
tải công khai danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ trên trang thông điện
tử của UBND cấp xã. Trường hợp không có phản ánh, khiếu kiện, trong thời hạn
01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc niêm yết, công khai thì UBND cấp xã
có Tờ trình (kèm theo danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ, biên bản họp
Hội đồng) trình Chủ tịch UBND cấp huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội).
d) Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của UBND cấp xã,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp
huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời, gửi
quyết định về Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp huyện thông báo bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
4
e) Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành
quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, UBND cấp xã thực hiện chi
trả hỗ trợ cho người lao động.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách theo cơ chế quy
định tại điểm đ khoản 2 mục I của Nghị quyết số 68/NQ-CP: Địa phương chủ
động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp
tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền
lương còn dư và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện chính sách.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan Thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị
liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan
triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện
chính sách trên địa bàn tỉnh; chủ động, kịp thời xử lý, giải quyết những khó khăn,
vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện hoặc tham mưu, đề xuất
ý kiến báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những nội dung vượt thẩm quyền.
- Định kỳ hàng tháng, tổng hợp kết quả thực hiện chính sách trên phạm vi
toàn tỉnh; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh, Ban Chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP (theo Quyết định số 615-QĐ/TU ngày
16/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).
2. Sở Tài chính:
Chủ trì đảm bảo nguồn kinh phí, hướng dẫn thực hiện việc phân bổ, quản
lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ chính sách kịp thời theo đúng quy
định của Nhà nước.
3. UBND các huyện, thị, thành phố
- Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ
trợ cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách trên địa bàn. Yêu cầu hoàn
thành việc hỗ trợ chính sách cho người lao động xong trước ngày 31/01/2022.
- Chủ động cân đối ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 3 Quyết
định này. Trường hợp sau khi sử dụng hết các nguồn lực theo hướng dẫn nhưng
vẫn thiếu nguồn thực hiện chính sách, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng
hợp nhu cầu kinh phí và gửi về Sở Tài chính (kèm Quyết định phê duyệt đối
tượng được hưởng chính sách, đối chiếu kho bạc đối với nguồn dự phòng, Quyết
định cấp kinh phí từ nguồn cải cách tiền lương và nguồn huy động hợp pháp
khác…) để tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, bổ sung nguồn kinh phí
kịp thời, theo quy định.
5- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát UBND cấp xã triển khai thực hiện
việc tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ
trợ và thực hiện chi trả kinh phí đảm bảo theo quy định, không để xảy ra tình
trạng lợi dụng, trục lợi chính sách. Chỉ đạo UBND cấp xã gửi danh sách người
lao động đã được phê duyệt hưởng chính sách hỗ trợ đến nơi người lao động
thường trú hoặc tạm trú (bằng email/hòm thư công vụ/qua bưu điện, đồng thời
đăng tải công khai danh sách người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ trên
trang thông tin của UBND cấp xã) để xác nhận, tránh trường hợp người lao động
được hưởng hỗ trợ nhiều lần.
4. Công an tỉnh
Tăng cường chỉ đạo công an các cấp trong việc bảo đảm an ninh trật tự;
tham gia phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan để
nắm bắt tình hình, chủ động tham mưu thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và kịp
thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với những trường hợp có hành vi lợi dụng, trục
lợi chính sách.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin đến các thành viên,
hội viên về nội dung chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này; đồng
thời, phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc triển khai thực hiện chính
sách trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

          Nơi nhận:                                                                    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 
- Như Điều 4;                                                                                KT. CHỦ TỊCH 
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (để b/c);                                      
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: Lao động - TBXH, Tài chính (để b/c);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp) (để b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);                              PHÓ CHỦ TỊCH
- Thường trực UBMTTQVN tỉnh;                                                Đầu Thanh Tùng
- Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện NQ 68;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.LĐVL157

PHỤ LỤC 1:
Công việc người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do)
làm việc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thuộc đối tượng hỗ trợ

(Ban hành kèm theo Quyết định số /2021/QĐ-UBND
ngày tháng năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
STT Công việc Chi tiết
1
Thu gom rác, phế liệu không có địa
điểm cố định
Thu gom rác; thu mua nhôm, đồng, sắt
vụn, phế liệu (giấy, nhựa, hộp dựng đồ
uống đã qua sử dụng) không có địa điểm
cố định
2
Bốc vác, vận chuyển hàng hóa
Bốc vác tại các chợ, bến tàu, bến xe, bến
cảng, nhà kho; vận chuyển hàng hóa thuê
bằng xe thô sơ, xe mô tô, xe xích lô, xe
ba gác, xe đẩy tại các chợ, các ga đường
sắt, cảng sông, cảng biển, cảng hàng
không
3
Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe
ôm truyền thống và xe công nghệ), xe
xích lô chở khách
4
Đánh giày, thợ xây, phụ hồ; giúp việc
gia đình theo giờ, theo ngày không có
địa điểm cố định
5 Bán lẻ vé số lưu động
6
Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không
có địa điểm cố định
1. Bán sách báo, tạp chí, văn phòng
phẩm;
2. Bán rau, củ, quả; bán quà, bánh, đồ ăn, nước uống;
3. Bán lương thực, thực phẩm, thuốc lá,
thuốc lào;
4. Bán hàng lưu niệm, hàng đan lát, thủ
công mỹ nghệ;
5. Bán đồ dùng lau chùi, quét dọn, làm vệ
sinh;
6. Bán hàng may mặc, giầy dép, cặp, túi,
ví;
7. Bán đồ chơi trẻ em;
8. Bán hàng tích hợp trên các phương tiện
di chuyển như xe đẩy, xe đạp, xe máy, xe
tải nhỏ không có địa điểm cố định
7
Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh
doanh trong các lĩnh vực:
- Ăn uống, lưu trú, du lịch; 1. Phục vụ tại quán ăn, quán bia, quán
rượu, quán cà phê, nước giải khát;
2. Nhân viên buồng, bàn, lễ tân tại các cơ
sở lưu trú nhỏ lẻ (nhà khách, nhà nghỉ, 
2
STT Công việc Chi tiết
- Cơ sở làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ;
- Cơ sở dịch vụ cung cấp dịch vụ
không thiết yếu
nhà trọ, phòng trọ, các cơ sở lưu trú ngắn
ngày tương tự khác);
3. Hướng dẫn viên du lịch tự do không có
giao kết hợp đồng lao động;
4. Nhân viên cơ sở sản xuất nem, giò,
chả, bún, miến, bánh, phở.
5. Thợ cắt tóc, uốn tóc, gội đầu, làm
móng tay-chân; nhân viên massage, xoa
bóp y học, châm cứu;
6. Phục vụ, nhân viên, huấn luyện viên,
người hướng dẫn tại quán bar, các cơ sở
kinh doanh karaoke, spa, phòng tập gym,
yoga, bi-a, các cơ sở cung cấp trò chơi
điện tử, điểm truy cập Internet.
PHỤ LỤC 2: Mẫu đề nghị hỗ trợ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2021/QĐ-UBND
ngày tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
                                

                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                     ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Kính gửi: Ủy ban nhân dân (xã/phường/thị trấn)………
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Họ và tên: ………………Ngày, tháng, năm sinh: ......./......./............
2. Dân tộc: ……. ......................................... Giới tính: ....................................................
3. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số: .......................................
Ngày cấp: …..../…...../. .............................. Nơi cấp: ......................................................
4. Nơi ở hiện tại: ...............................................................................................................
Nơi thường trú (theo Sổ hộ khẩu): ...................................................................................
Nơi tạm trú (theo Sổ tạm trú): ..........................................................................................
Điện thoại liên hệ: ..................................... ......................................................................
5. Thời gian bị mất việc làm, không có thu nhập: Từ ngày …../.…./2021 đến ngày
…./…./2021
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM
1. Công việc chính1
Thu gom rác, phế liệu không có địa điểm cố định;
Bốc vác, vận chuyển hàng hóa;
Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm truyền thống và xe công nghệ), xe xích lô chở
khách;
Đánh giày, thợ xây, phụ hồ; giúp việc gia đình theo giờ, theo ngày không có địa điểm
cố định;
Bán lẻ vé số lưu động;
Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;
Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong các lĩnh vực: Ăn uống, lưu trú, du
lịch; cơ sở làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ; cơ sở dịch vụ cung cấp dịch vụ không thiết yếu (ghi rõ
công việc cụ thể)
2
: ………………..…………..…………………………..………….…………....
………..………….………………..…………..…..………………………..………….…………..
2. Nơi làm việc 3
: ..................................................................................................................
…………………………..…………………………...……………..………….…………..
…………………………………..…………………………...……………..………….…………..
2
Hiện nay, tôi chưa hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực
hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19, tôi đề nghị4……………………………. xem xét, giải quyết hỗ trợ theo quy định.
Nếu được hỗ trợ, đề nghị thanh toán qua hình thức:
Tài khoản:
Tên tài khoản:....……………………………. Số tài khoản: ……………….
Ngân hàng: …..………………………………………………………………
Trực tiếp
Tôi cam kết nội dung đề nghị hỗ trợ này chỉ thực hiện tại
4 ………………… không lập hồ
sơ đề nghị hỗ trợ tại bất kỳ địa phương nào khác, các nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự
thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA CHỦ HỘ KINH DOANH
(nếu có)
…………... ngày……tháng…...năm 2021
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1. Công việc đem lại thu nhập chính cho người lao động.
2. Ghi một trong các công việc cụ thể sau: Phục vụ tại quán ăn, quán bia, quán rượu, quán cà
phê, nước giải khát; nhân viên buồng, bàn, lễ tân tại các cơ sở lưu trú nhỏ lẻ (nhà khách, nhà
nghỉ, nhà trọ, phòng trọ, các cơ sở lưu trú ngắn ngày tương tự khác); hướng dẫn viên du lịch tự
do không có giao kết hợp đồng lao động; nhân viên cơ sở sản xuất nem, giò, chả, bún, miến,
bánh, phở; thợ cắt tóc, uốn tóc, gội đầu, làm móng tay-chân; nhân viên massage, xoa bóp y học,
châm cứu; phục vụ, nhân viên, huấn luyện viên, người hướng dẫn tại quán bar, các cơ sở kinh
doanh karaoke, spa, phòng tập gym, yoga, bi-a, các cơ sở cung cấp trò chơi điện tử, điểm truy
cập Internet.
3. Trường hợp làm việc cho hộ kinh doanh thi ghi tên, địa chỉ hộ kinh doanh.
4. UBND xã/phường/thị trấn nơi đăng ký hưởng chế độ.

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ LỘC SƠN - HUYỆN HẬU LỘC - TỈNH THANH HÓA

Chịu trách nhiệm: Lưu Trung Công - Chủ tịch UBND

Địa chỉ: xã Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 0889.022.555

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa